Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Không những thế mà người đời còn nhắc đến ông như một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài, một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Cuộc đời ông có nhiều điều uất ức và bi thảm nhưng ông để lại nhiều giá trị văn học cho hậu thế.
Tiểu sử về cuộc đời Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương. Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán – một quý tộc đời Trần. Quê gốc của ông ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương). Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha ông – Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ ông – Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán. Lên 6 tuổi, mẹ ông mất, cha con ông sống ở nhà ngoại. Ngay từ bé, Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tinh thần yêu nước của ông ngoại và cha. Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, ông làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn. Năm 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan, 2 năm sau Vua bị chết đột ngột, Nguyễn Trãi bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc. Cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.
Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện Ông nhà văn chính luận xuất sắc. ‘Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.